Hỏi:
Trong
một số tài liệu, sách báo có chỗ thì ghi R134a, chỗ khác lại ghi R134; Vậy, ga
lạnh R134a có giống R134 không ?
Dr. COOL: R134a
và R134 tuy có số lượng nguyên tử C, H, F giống nhau nhưng về bản chất là hai chất khác nhau. Trong bảng
kèm theo cho thấy một số đặc tính hóa lý cơ bản của hai chất này. R134a có cấu
trúc phân tử là CF3-CH2F và được gọi là
1,1,1,2 –Tetraflouroethane, còn cấu trúc phân tử của R134 là CHF2-CHF2 và có tên
gọi là 1,1,2,2 –Tetraflouroethane. Ngoài
ra, nhiệt độ sôi của R134 là -23°C cao hơn khoảng
3°C so
với ga lạnh R134a.
R134a
|
R134
|
|
Tên
gọi
|
1,1,1,2 -Tetraflouroethane
|
1,1,2,2 -Tetraflouroethane
|
Cấu
trúc phân tử
|
CF3-CH2F
|
CHF2-CHF2
|
Khối
lượng phân tử (g/mol)
|
102,03
|
102,03
|
Nhiệt
độ tan chảy (°C)
|
−103,3
|
-89
|
Nhiệt
độ sôi chuẩn (°C)
|
−26,3
|
-23
|
Từ đầu
thập niên 90 của thế kỷ trước, R134a được sử dụng làm môi chất lạnh cho hệ thống
điều hòa ô tô (hình 1). Do thấy R134a và R134 có
ký hiệu hóa học giống nhau nên trong một số tài liệu có ý kiến cho rằng có thể sử dụng R134 để thay thế cho ga lạnh R134a. Thực tế cho thấy, ngoài sự khác biệt về cấu trúc phân tử, nhiệt
độ tan chảy, nhiệt độ sôi… như đã nêu thì khả
năng tải nhiệt của của R134 thấp hơn so với R134a /1/ hay
nói cách khác là có hiệu suất làm lạnh
kém hơn.
Hình 1. Nhãn ga lạnh R134a sử dụng cho các xe ô tô Toyota
Tài
liệu tham khảo
Dr COOL
Hà nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016
26 ngõ 230 Lạc Trung, Hà
Nội - Tel 04. 3987 3095/ 0913215979
Từ khóa: điện lạnh ô tô/ điều hòa
ô tô không mát- không lạnh/ điều hòa ô tô có mùi hôi- mùi chua/ tiếng kêu điều
hòa ô tô/ sửa chữa điều hòa ô tô/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét