Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

MỘT SỐ SAI LẦM KHI SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ (9)

9. Hệ thống điều hòa ô tô cũng được bảo dưỡng khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ?
      Trong quá trình làm việc và tiếp xúc với khách hàng, nhiều chủ xe đã phàn nàn rằng, xe của họ vừa được đưa đi bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất cách đây vài tuần nhưng vẫn kém lạnh, khi kiểm tra dàn lạnh bằng thiết bị nội soi thì lại thấy đất bụi vẫn bám dầy trên bề mặt dàn; phải chăng, cơ sở bảo dưỡng xe đã làm ăn gian dối, vô trách nhiệm ???   Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ nội dung  kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ trong sách hướng dẫn sử dụng xe thì trong hầu hết các trường hợp, không thấy có hạng mục nào liên quan đến hệ thống điều hòa ô tô.  Nói cách khác, việc bảo dưỡng điều hòa ô tô thường không thuộc danh mục kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ được nhà sản xuất ô tô quy định. Vậy, nếu đã không thuộc danh mục bảo dưỡng định kỳ trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất thì việc bảo dưỡng định kỳ điều hòa ô tô có thực sự cần hay không?

      Theo các chuyên gia về ô tô của nhiều nước trên thế giới thì việc định kỳ phải kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô  trong quá trình khai thác, sử dụng là cần thiết vì những lý do sau đây:
-         Nội dung bảo dưỡng định kỳ trong các sách hướng dẫn của nhà sản xuất thường  tập trung vào các hạng mục liên quan trực tiếp đến an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế ô nhiễm môi trường; không đề cập đến các nội dung thuộc phạm trù tiện nghi;
-         Trong quá trình sử dụng, kể cả  khi không có bộ phận nào bị mọt, thủng, ga lạnh vẫn có khả năng thẩm thấu qua các đầu nối và một số chi tiết bằng nhựa hoặc cao su, dẫn đến hiện tượng thiếu ga và làm giảm công suất lạnh;
-         Việc hoạt động ở điều kiện thiếu ga lạnh  dễ làm cho máy nén  nhanh bị hỏng, đặc biệt là  loại máy nén có khả năng thay đổi được hành trình piston/ dung tích công tác;
-         Chất bẩn tích tụ, bám trên ống và lá  tản nhiệt của dàn ngưng làm giảm khả năng tỏa nhiệt của dàn và dễ gây mọt thủng dàn ngưng;
-         Các chất bẩn, nấm bám trên bề mặt dàn lạnh gây mùi khó chịu, dễ dẫn đến hiện tượng đóng băng dàn (làm mất lạnh) và nhiều trường hợp còn làm  mọt thủng dàn lạnh;
-         Bụi bẩn, nấm mốc... bám trên lọc gió, cánh quạt gió trong ca bin…. sẽ tạo ra mùi hôi, gây ồn khi sử dụng  và làm giảm lưu lượng gíó thổi ra các cửa gió;
-         Trong quá trình làm việc, bên trong hệ thống điều hòa ô tô thường xuất hiện một lượng nước  ngưng tụ có thể dẫn tới tắc ẩm, làm hỏng các bộ phận, chi tiết;
-          Một lượng a xít đáng kể được hình thành trong quá trình làm việc, dẫn tới  hiện tượng ăn  mòn  các chi tiết hoặc gây mọt, thủng  ống dẫn, dàn lạnh, dàn ngưng...;
-         Các chất bẩn, mạt kim loại quá nhiều trong phin lọc  dẫn tới việc hệ thống điều hòa ô tô  có thể bị tắc;
-         Dầu bôi trơn bị thất thoát hoặc biến chất trong quá trình sử dụng sẽ làm cho máy nén  không được bôi trơn đầy đủ và có thể làm cho máy nén bị mài mòn quá mức, bó kẹt.
      Việc  kiểm tra  và bảo dưỡng định kỳ điều hòa ô tô mang lại cho ta những lợi   ích cơ bản sau:
-         Duy trì sự  làm việc tốt nhất cho hệ thống điều hòa ô tô;
-         Giúp cho người ngồi trong xe được hít thở không khí sạch/ không có mùi khó chịu;
-         Nâng cao tuổi thọ cho hệ thống điều hòa ô tô;
-         Giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của xe;
-         Hạn chế việc thất thoát ga lạnh gây ô nhiễm môi trường.
-         Ngăn chặn và phòng ngừa các hư hỏng lớn, tốn nhiều tiền sửa chữa.
      Từ phần vừa trình bầy ta thấy, trong quá trình sử dụng, song song với việc bảo dưỡng các nội dung khác theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất thì cần thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống điều hòa ô tô.
( Xin bạn đọc đón xem tiếp phần 10)

Dr COOL
Hà nội, ngày 26 tháng 04 năm 2016
26 ngõ 230 Lạc Trung, Hà Nội - Tel 04. 3987 3095/ 0913215979


Từ khóa: điện lạnh ô tô/ điều hòa ô tô không mát- không lạnh/ điều hòa ô tô có mùi hôi- mùi chua/ tiếng kêu điều hòa ô tô/ sửa chữa điều hòa ô tô/

1 nhận xét: