Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Pha chế dung dịch làm mát động cơ ô tô

Hỏi: Tôi mới sử dụng xe ô tô hơn 2 năm nay. Bạn bè chạy xe lâu năm  khuyên, để đỡ hại máy thì khi pha chế dung dịch làm mát động cơ thì pha theo tỷ lệ 50 % nước với 50 % dụng dịch pha chế đang bán trên thị trường. Xin cho biết như vậy có nên pha như vậy không.

Dr COOL: Dung dịch làm mát động ô tô là hỗn hợp được tạo thành từ   chất pha chế và  nước.
Chất pha chế  
Chất pha chế bán trên thị trường Việt Nam hiện nay thường có các thành phần chính là chất chống đóng băng (antifreeze) và/ hoặc chất chống ăn mòn, chống tạo cặn. Cả hai loại chất pha chế này thường được bán dưới dạng đóng  lon kim loại  hoặc chai/ can nhựa. 
Như trong một số bài viết trước đã trình bày, chất pha chế có khả năng  chống đóng băng  dùng để pha chế dung  dịch làm mát động cơ  thường gồm  90% chất chống đóng băng (ethylene  glycol hoặc  propylene  glycol )  và 10 %  các phụ gia có tác dụng chống ăn mòn, chống tạo cặn, tạo mầu….. Cũng vì chất chống đóng băng là thành phần chính của chất pha chế  nên tại nhiều nước, trong ngôn ngữ hàng ngày,  chất pha chế này thường được gọi  là chất chống đóng băng ( antifreeze ).



Đối với các xe ô tô chỉ hoạt động ở vùng khí hậu nóng thì dung dịch làm mát động cơ không cần phải có tính năng chống đống băng.  Vì vậy, để giảm giá thành, người ta cung cấp ra thị trường loại chất pha chế không có tính năng chống đóng băng; thành phần của loại chất pha chế  này chỉ gồm nước và một số phụ gia có tác dụng chống ăn mòn, chống tạo cặn, tạo mầu….Trong một vài trường hợp, để làm tăng nhiệt độ sôi và hạn chế sự hóa hơi của dung dịch làm mát động cơ trong chất pha chế, người ta cho vào đó một lượng nhỏ ethylene  glycol hoặc  propylene  glycol.

 Pha chế dung dịch làm mát động cơ

Như ở trên đã trình bầy, đối với xe ô tô sử dụng ở xứ lạnh, chất pha chế  có thành phần chính là chất chống đóng băng (antifreeze). Những năm gần đây, nhiều khu vực ở phía bắc Việt Nam đã xuất hiện băng giá, nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 0°C. Vì vậy, đối với các xe có nhu cầu hoạt động ở khu vực này thì việc sử dụng dung dịch làm mát động cơ có khả năng chống đóng băng là cần thiết. Khảo sát thực tế của Dr. COOL cho thấy, các xe ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi xuất xưởng đều sử dụng loại dung dịch làm mát có  chất chống đóng băng.

Thành phần Ethylen Glycol tính theo % thể tích
0
10
30
40
50
60
70
100
Nhiệt độ đóng băng
 (° C)
0
-3,4
-13,7
-23,5
-36,8
-50
-51
-12
Điểm sôi (°C)
100
101,1
104,4
104,5
107,2
111,1
118
197,3







  

 Tùy theo điều kiện sử dụng, chất chống đóng băng  thường được pha với nước theo tỷ lệ  30:70; 40: 60 và 50:50 .  Trong bảng kèm theo cho thấy ảnh hưởng của tỷ lệ chất chống đóng băng đến nhiệt độ đóng băng của dung dịch làm mát động cơ. Theo nhiều tài liệu, tỷ lệ pha chế tối ưu được khuyến cáo là 50:50.
  Đối với các loại chất pha chế  không có chất chống đóng băng thì đến nay chưa thấy tài liệu nào đưa ra  một công thức pha chế chung cho các loại chất pha chế này. Vì vậy,  việc pha chế  dung dịch  làm mát sử dụng chất pha chế không có thành phần chống đóng băng cần căn cứ vào hướng dẫn kèm theo sản phẩm khi mua. 

Nước sử dụng để pha chế dung dịch làm mát động cơ ô tô  phải là nước  sạch, không có các  khoáng chất có khả năng tạo thành lớp cặn bám trên thành vách, đường ống. Nước cất   là loại nước được các chuyên gia khuyến cáo  sử dụng để pha chế dung dịch làm mát động cơ ô tô.
Trên thị trường, ta còn thấy nhiều loại dung dịch làm mát  pha chế sẵn có hoặc không có chất chống đóng băng. Đối với dung dịch làm mát pha chế sẵn, ta chỉ việc đổ  thẳng dung dịch vào hệ thống làm mát động cơ. Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng  về công dụng của dung dịch làm mát pha sẵn,  trên bao bì của một số loại sản phẩm như ABRO bán tại Việt Nam người  ta in rõ dòng chữ “not an antifreeze “ (không phải chất chống đóng băng).
Từ phần trình bày ở trên, bạn cần căn cứ vào điều kiện hoạt động của xe cũng như chủng loại chất pha chế để pha dung dịch làm mát theo tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, nếu không đủ tự tin thì bạn nên sử dụng dung dịch làm mát đã pha chế sẵn cho xe ô tô của mình.

Dr COOL
Hà nội, ngày 19  tháng  10  năm 2017
26 ngõ 230 Lạc Trung, Hà Nội - Tel 04. 3987 3095/ 0913215979

 Từ khóa: điện lạnh ô tô/ điều hòa ô tô không mát- không lạnh/ điều hòa ô tô có mùi hôi- mùi chua/ tiếng kêu điều hòa ô tô/ sửa chữa điều hòa ô tô/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét